Search

Vie

Eng

Công văn của Liên danh NJPT: Xây dựng đường dốc hoặc thang máy cho người khuyết tật lên cầu vượt bộ hành

Thứ tư, 13 tháng 05 2020 00:21

Chia sẻ:

Dịch vụ tư vấn chung cho
Dự án xây dựng Tuyến đường sắt đô thị số 1 TP Hồ Chí Minh
Tuyến Bến Thành – Suối Tiên
Liên danh NJPT
NK-JIC-JTC-TEC-TEDI south – TRICC
Số tham chiếu của chúng tôi: LMAUR/NJPT/2004E-0533
Ngày 13 tháng 4 năm 2020
Kính gửi: Ông Bùi Xuân Cường
Trưởng Ban
Ban Quản Lý Đường Sắt Đô Thị (BQLĐSĐT)
29 Lê Quý Đôn, Phường 7, Quận 3, TPHCM
kính thưa ông,
V/v: (GT2) Xây dựng đường dốc hoặc thang máy cho người khuyết tật lên cầu vượt bộ hành.
Chúng tôi tham chiếu công văn của BQLĐSĐT số 646/BQLĐSĐT-QLDA1 ngày 26/3/2020 và thư của Trung tâm nghiên và Phát triển năng lực người khuyết tật (DRD) ngày 20/3/2020 được đính kèm theo công văn trên của BQLĐSĐT.
Trước hết, chúng tôi lấy làm tiếc khi phải nói với BQLĐSĐT, mặc dù BQLĐSĐT đã biết rõ, rằng:
(i) Đề cương QCVN10 (2014) mà DRD đề cập đến có hiệu lực sau ngày cơ sở của GT2 và do đó không được xét đến trong Hồ sơ mời thầu của hợp đồng GT2; và
(ii) Quy trình được quy định ở khoản 5.3 [tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật] đối với trường hợp khi các tiêu chuẩn hiện hành mới trở nên có hiệu lực sau Ngày cơ sở không theo thông báo của Nhà thầu và quyết định của Chủ đầu tư về việc tuân thủ các tiêu chuển mới.
Mặc dù DRD mong muốn các cầu vượt bộ hành được trang bị đường dốc hoặc thang máy để hỗ trợ người khuyết tật lên cầu, nhưng Đại cương chỉ dẫn kỹ thuật thiết kế (ODS) không quy định sự cần thiết phải có đường dốc hoặc thang máy ở các cầu vượt bộ hành.
Theo yêu cầu của chủ đầu tư, một (01) thang máy ở mỗ nhà ga được thiết kế từ tầng trệt đến tầng sảnh chờ như là một đường đi không có rào chắn căn cứ theo ODS khoản 31.4.6.1. Bỏ qua các yêu cầu hiện tại của hợp đồng, điều quan trọng với chúng tôi là biết được BQLĐSĐT và Sở GTVT có ý muốn như thế nào khi đề cập đến thư của DRD.
Nếu BQLĐSĐT muốn, hoặc cảm thấy buộc phải thực hiện đề nghị của DRD về thiết kế không rào chắn của cầu vượt bộ hành, thì phải đưa ra chỉ đạo cho SCC mặc dù việc đó sẽ tạo thành một Phát sinh căn cứ theo khoản 5.4 và khoản 13.7 [điều chỉnh do thay đổi luật lệ].
Phòng trường hợp phát sinh dựa trên phản hồi tích cực của BQLĐSĐT/Sở GTVT với DRD, chúng tôi xin lập ra ước tính sơ bộ những ảnh hưởng về thời gian và chi phí.
Về thời gian:
a) Theo cách hiểu của chúng tôi, ‘ngày hoàn thành mới nhất’ có thể chấp nhận được của cầu vượt bộ hành là trước tháng 12/2021, cụ thể là bằng mọi cách phải trước ngày bắt đầu vận hành. Do đó, chúng tôi giả sử khoảng thời gian có thể có cầu vượt bộ hành là từ tháng 4/2020 đến tháng 11/2021, nghĩa là, 20 tháng.
b) Giả sử thêm rằng công tác thi công cầu vượt bộ hành đòi hỏi 12 tháng xét rằng không thể thi công tất cả các cầu vượt cùng một lúc, thiết kế sửa đổi phải được hoàn tất trong 08 tháng còn lại ( =20 tháng – 12 tháng).
c) Việc đưa đường dốc hoặc thang máy, tuỳ thuộc vào sự hạn chế của từng vị trí, vào trong thiết kế kỹ thuật có thể dẫn đến sự thay đổi hoàn toàn các Bản vẽ bố trí chung và Thiết kế kỹ thuật sau đó, và vì thế, chúng tôi cho rằng có thể mất bốn (04) tháng hoặc hơn thế nữa cho cầu vượt bộ hành của chín (09) nhà ga.
d) Những ‘yếu tố làm tiêu tốn thời gian’ khác phải được quản lý trong bốn (04) tháng còn lại ( = 8 tháng trừ 4 tháng) là (i) quy trình phê duyệt của Sở GTVT liên quan đến kỹ thuật và Phát sinh, (ii) việc phối hợp với từng uỷ ban và chủ sở hữu công trình tiện ích và (iii) có thể có ‘quy trình thẩm định mới’, do trong thư của DRD, họ đề nghị công bố chính thức thiết kế cầu vượt bộ hành trước công chúng).
e) Dường như khó để xử lý những vấn đề từ (i) tới (iii) nói trên trong bốn (04) tháng; mặc dù vậy, không có cách nào khác ngoài việc phải hoàn thành những mục đó trong khung thời gian có hạn.
Về chi phí:
a) Về chi phí, chúng tôi có thể cần phải xem xét chi phí thiết kế để kết hợp với đề nghị của DRD, chi phí thi công bổ sung, chi phí EOT nếu SCC yêu cầu thanh toán, các chi phí sử dụng và bảo dưỡng sau này trong quá trình vận hành v.v…
b) Theo nguyên tác cơ bản về ảnh hưởng của phát sinh, chúng tôi tập trung vào chi phí thang máy với giả định sử dụng thang máy thay vì đường dốc do những hạn chế của Ranh dự án.
c) Theo quan điểm của chúng tôi, chi phí thang máy, hốc thang máy với các cọc và kết cấu xung quanh thang máy có thể dao động trong khoảng 90.000 USD và 125.000 USD một vị trí (dĩ nhiên còn tuỳ thuộc vào nhà sản xuất thang máy và thiết kế kết cấu bao gồm cọc).
d) Để tính toán một cách đơn giản, giả sử chi phí thang máy ở 1 vị trí là 100.000 USD, tổng chi phí cho 18 vị trí ( = 9 cầu đi bộ x2 vị trí trên một cầu bộ hành) là gần 2 triệu USD.
Tóm lại:
a) Để kết hợp đề nghị của DRD theo hợp đồng GT2, thì chắc chắn phải có phát sinh.
b) Chúng tôi cho rằng cầu vượt bộ hành theo đề nghị của DRD có thể được hoàn thành trước ngày mục tiêu bắt đầu vận hành. Tuy nhiên quyết định sớm là điều thiết yếu vì có nhiều quy trình hoặc yếu tố làm tiêu tốn thời gian chưa xác định.
c) Chi phí phát sinh sẽ là 2 triệu USD (khi nó bao gồm chi phí thiết kế bổ sung).
d) Việc hoàn thành thi công cầu vượt bộ hành chắc chắn sẽ tiếp tục bị chậm trễ.
Như một sự phản hồi gửi đến BQLĐSĐT, chúng tôi tập trung vào tính cần thiết của phát sinh. Ngoài những vấn đề cần phải có Phát sinh, chúng tôi muốn củng cố khái niệm không rào chắn ở các cầu vượt bộ hành bằng cách đưa ra các khối cảnh báo/dẫn đường trên sàn tầng dành cho người đi bộ và sàn đỗ tàu, nhãn chữ nổi trên tay vịn cầu thang v.v…
Rất mong BQLĐSĐT phản hồi nội dung phúc đáp này của chúng tôi để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu và thực hiện.

Trân trọng,

Tatsuya MASUZAWA
Giám đốc Dự án
Liên Danh NJPT

Đồng kính gửi:
Ông Huỳnh Hồng Thanh Phó Trưởng Ban BQLĐSĐT/ Giám đốc BQLDA1
Ông Nguyễn Bùi Minh Quân Phó Giám đốc BQLDA1

(văn phòng NJPT
Địa chỉ: tổ 12, ấp Tân Lập, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương
ĐT: (84) 0650 3773400
FAX: (84) 0650 3773411)

96372046_2966271230108504_5148041040430628864_n

96863842_2966271366775157_5920293456084729856_n

 

96495920_2966271400108487_4553488906623909888_n


Chia sẻ:
Bạn sẽ tham gia cùng chúng tôi chứ?
Hợp tác Đóng góp

Từ khóa: Tiếp cận

Tin liên quan

Go to top