Search

Vie

Eng

“Người ta càng không tin người khuyết tật thì em càng quyết tâm chứng minh năng lực của mình”

Chủ nhật, 19 tháng 05 2019 16:58

Sáng ngày 19/05/2019, Tiến sĩ Võ Thị Hoàng Yến đã có buổi gặp gỡ nhóm sinh viên học bổng “Người bạn đồng hành” do DRD sáng lập.

FB_IMG_1558432979603

 Sinh viên học bổng “Người bạn đồng hành” 

FB_IMG_1558433001221

Tiến sĩ Võ Thị Hoàng Yến

Trong không khí cởi mở, chân thành và ấm áp, các sinh viên đã mở lòng chia sẻ về những ký ức đáng nhớ nhất trong cuộc đời và bài học rút ra từ đó. Điển hình như câu chuyện thực tập qua hai nhà thuốc, với hai cách đối xử khác nhau của hai người chủ tiệm của Thùy Như – sinh viên năm cuối ngành Dược Trường Đại học Nguyễn Tất Thành: “Một người ngần ngại không dám nhận em, một người động viên tiếp thêm cho em động lực. Cùng một vấn đề nhưng cách nhìn nhận khác sẽ mang lại kết quả khác. Người ta càng không tin người khuyết tật thì em càng quyết tâm chứng minh năng lực của mình.”

FB_IMG_1558432991233

 Sinh viên học bổng “Người bạn đồng hành” 

Quốc Huy – sinh viên năm cuối trường Đại học Kinh tế - Luật gặp nhiều trở ngại hơn khi 5 lần bị 5 nơi từ chối hồ sơ thực tập chỉ vì vấn đề khuyết tật,: “Dù khó nhưng em không nản lòng. Em tin rồi cũng có người nhìn ra và công nhận năng lực em có. Em vẫn tiếp tục nỗ lực nộp hồ sơ, và cuối cùng, em cũng đã được công nhận năng lực của mình, bằng chứng là em đã được nhận và hoàn thành tốt đợt thực tập của tại Công ty Cổ Phần Chứng Khoán MB”.

Và còn nhiều câu chuyện vui buồn khác xoay quanh những trở ngại mà người khuyết tật gặp phải như tâm lý tự ti, mặc cảm trong tình yêu, khó khăn khi tìm kiếm việc làm, cách nhìn thương hại và phân biệt đối xử của xã hội…

FB_IMG_1558432985693

 Sinh viên học bổng “Người bạn đồng hành”

Cũng trong dịp này, các sinh viên đã cùng trao đổi với anh Hoàng Quách Công -Trưởng nhóm nghiên cứu về thanh niên khuyết tật của Unesco về nhu cầu giáo dục kỹ năng xã hội cho Thanh niên khuyết tật. Theo đó, những kỹ năng như giao tiếp, giải quyết vấn đề, tổ chức sự kiện, làm việc nhóm, tự bảo vệ bản thân, vận động biện hộ…rất cần cho thanh niên, đặc biệt là thanh niên khuyết tật trong quá trình hoà nhập. Tuy nhiên, cơ hội được tiếp cận các chương trình đào tạo kỹ năng đối với họ còn nhiều hạn chế.

Mong rằng với những trao đổi và đóng góp ý kiến của sinh viên, nhóm nghiên cứu sẽ có những tham vấn phù hợp cho các Bộ ngành liên quan để Luật Thanh Niên Việt Nam sửa đổi mang tính toàn diện, có sự tham gia của các bên và dựa trên những bằng chứng thực tiễn.

Phương Hạ và Minh Oanh


Tin liên quan

Go to top