Search

Vie

Eng

TOẠ ĐÀM “TÍNH TIẾP CẬN CỦA THÀNH PHỐ THÔNG MINH”

Thứ ba, 27 tháng 10 2020 19:41

Vào 26/10/2020, Trung tâm Khuyết tật và Phát triển (DRD) phối hợp cùng Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức buổi toạ đàm “TÍNH TIẾP CẬN CỦA THÀNH PHỐ THÔNG MINH”. Đại diện cơ quan nhà nước; chuyên gia về quy hoạch kiến trúc, đô thị; các cơ quan, tổ chức xã hội làm việc trong lĩnh vực người khuyết tật; người khuyết tật và công chúng quan tâm tới vấn đề tiếp cận sẽ cùng bàn luận về cách phát triển một thành phố thông minh, thân thiện với mọi người.

DSC05769 copy

TS.Võ Thị Hoàng Yến chủ tọa tại buổi tọa đàm

Tính tiếp cận của thành phố thông minh là gì

Theo ông Vũ Chí Kiên - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kiến trúc - Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM, thành phố thông minh sẽ dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu và những hệ thống sử dụng dữ liệu như Internet vạn vật (IoT - Internet of Things) , Công nghệ thông tin & Truyền thông (ICT - Information & Communication Technologies) để giúp đô thị thông minh hơn. Đối với TP.HCM hiện nay, thành phố thông minh được phát triển dựa trên 4 trụ cột chính: Trung tâm dữ liệu dùng chung và hệ sinh thái dữ liệu mở, Trung tâm điều hành đô thị thông minh, Trung tâm mô phỏng quy hoạch chiến lược và Trung tâm an toàn thông tin, theo heo đề án "Xây dựng TP. Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 - 2020".

DSC05775 copy

Chia sẻ của Chị Đào Thu Hương - Đại diện UNDP

Thành phố thông minh - nơi các vấn đề được giải quyết nhờ công nghệ, tạo nên môi trường sống tiện lợi và nhân văn hơn – hướng tới giảm sự tương tác vật lý và tăng tính tiếp cận. Sự tiếp cận dùng để mô tả khả năng có thể sử dụng được của càng nhiều đối tượng người sử dụng. Sự tiếp cận cũng thường được sử dụng gắn liền với đối tượng người khuyết tật, chỉ rằng liệu sản phẩm, thiết bị, dịch vụ hay môi trường vật chất, môi trường thông tin – truyền thông đó có phù hợp cho người khuyết tật hay không. Tại các nước phát triển đã có những bước đi trước và đề cao tính tiếp cận trong các sản phẩm với cách thiết kế dành cho mọi người (universal design), dù có khác biệt ngôn ngữ hay gặp những hạn chế khác nhau thì người dùng vẫn có thể dễ dàng sử dụng. Chính yếu tố này đã thúc đẩy sự tiện ích cho người dùng, phát triển nhóm khách hàng hay thậm chí thúc đẩy công bằng cơ hội cho các nhóm xã hội.

Ai cần quan tâm đến thành phố thông minh

Theo TS. Phạm Thái Sơn - Chuyên gia phát triển đô thị, Giảng viên chương trình phát triển đô thị bền vững ĐH Việt Đức, thành phố thông minh là một công trình phổ quát do mọi người cùng xây dựng và dành cho tất cả mọi người. Và để thành phố thân thiện với nhiều đối tượng, trong từng bước lên kế hoạch, triển khai, sử dụng và giám sát đều cần sự tham vấn của đầy đủ các đối tượng sử dụng và cầu nối tiếng nói chung giữa các bên. Ông Trần Hữu Hoàng Phú - Giám đốc công ty EAI Việt Nam cũng chia sẻ rằng các thiết kế công trình công cộng đã yêu cầu tính đến các yếu tố tiếp cận, tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn còn nhiều lỗ hổng cần giám sát và khắc phục. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu bao trùm là bước đầu cho sự công bằng về sự tiếp cận thông tin và thu thập đầy đủ nhu cầu.

Một số hình ảnh tại tọa đàm:

DSC05863

Chị Nguyễn Minh Châu đặt câu hỏi tại tọa đàm

DSC05758 copy

Toàn cảnh buổi tọa đàm

DSC05895 copy

Ảnh lưu niệm cuối chương trình

Ứng dụng Bản đồ tiếp cận D.Map là một trong những sáng kiến của cộng đồng người khuyết tật ghi nhận dữ liệu về sự tiếp cận tại hơn 15.000 địa điểm công cộng (đến tháng 10/2020), có thể đóng góp vào hệ thống dữ liệu chung để giúp cho 5 - 10% dân số cả nước, tức vào khoảng hơn 6,5 triệu người khuyết tật dễ dàng di chuyển và lớn hơn là nhằm nâng cao sự hiện diện, hoà nhập và tham gia, đóng góp cho xã hội của người khuyết tật.

Bản đồ tiếp cận D.Map hiện có phiên bản song ngữ Việt - Anh trên nền tảng Website, iOS và Android.

iOS:https://dmap.asia/ios.html
Android: https://dmap.asia/android.html
Web: https://dmap.asia

DRD Vietnam


Từ khóa: Bản đồ tiếp cận, DRD và các hoạt động, Hỏi đáp

Tin liên quan

Go to top